Quy định về PCCC cho cơ sở kinh doanh Karaoke

Hiện tại trên cả nước có khoảng 15.000 cơ sở kinh doanh karaoke và vũ trường đang gặp khó khăn. Nguyên nhân chính là các cơ sở phải đóng cửa 2 năm dịch covid hoành hành. Sau đó tiếp theo Bộ Công an tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các cơ sở hoạt động có đủ điều kiện theo quy định về PCCC cho cơ sở kinh doanh. Phần lớn các cơ sở phải đóng cửa để nâng cấp do không đảm bảo quy định về an toàn PCCC. Và để hiểu rõ hơn về những quy định này, hôm nay chúng tôi mời chị Thanh Vân – CEO của Nội thất Karaoke A&D đến chia sẻ cho các bạn về những quy định về thi công PCCC cho cơ sở kinh doanh karaoke.

Chị Thanh Vân: “Chào mọi người, mình là Vân, mình có 12 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công phòng karaoke. Trong suốt thời gian làm việc mình nhận thấy quy định an toàn về PCCC cho quán karaoke thực sự rất quan trọng. Nếu các chủ đầu tư làm chuẩn chỉ ngay từ đầu thì khi Bộ Công an tiến hành kiểm tra sẽ không thấy sai phạm và quán của bạn sẽ được hoạt động bình thường. Tuy nhiên trong quá trình thanh tra kiểm tra nếu có bất cứ sai sót thì quán của bạn sẽ phải ngưng hoạt động ngay lập tức. Lúc này bạn vừa phải đóng tiền phạt, vừa đóng cơ sở kinh doanh mà còn phải nâng cấp công trình để đảm bảo quy định. Quả thực khoảng thời gian đầu năm 2023 đã có rất nhiều chủ đầu tư tìm đến Nội thất A&D để thiết kế phòng karaoke chuẩn theo quy định của pháp luật. Hiểu được tâm lý của nhiều chủ đầu tư không biết quy định về PCCC cho cơ sở kinh doanh karaoke như thế nào mới là đúng thì dưới đây Vân sẽ chia sẻ cho các bạn một vài thông tin hữu ích.”

Quy định về PCCC cho cơ sở kinh doanh karaoke

Căn cứ theo thông tư 147/2020/TT-BCA Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và các quy định về PCCC cho cơ sở kinh doanh karaoke theo QCVN 06:2022/BXD bao gồm những yêu cầu sau:

Đối với giải pháp ngăn cháy và chống cháy lan
Quy định về pccc cho cơ sở từ 3 tầng trở lên hoặc tổng khối tích từ 1000m3 trở lên

Đối với giải pháp ngăn cháy và chống cháy lan

  • Các trục kỹ thuật xuyên tầng và thông tầng phải được chèn và kín bằng vật liệu chống cháy
  • Bắt buộc phải làm cửa chống cháy với cửa buồng thang, cửa phòng kỹ thuật tầng hầm, cửa các trục kỹ thuật điện và nước thông tầng
  • Đối với tầng hầm và tầng nửa hầm phải bố trí khoang đệm chống cháy loại 1 có tăng áp khi có cháy, trước cổng thang máy
  • Diện tích khoang cháy phải tuân thủ theo chiều dọc và chiều ngang của công trình
  • Bố trí công năng, hệ thống kỹ thuật, thiết bị vật liệu trong công trình phải ngăn sự lan truyền của yếu tố nguy hiểm trong trường hợp cháy xảy ra giữa các gian phòng, giữa các nhóm trong một gian phòng có tính nguy hiểm cháy khác nhau giữa các tầng, các khoang cháy và giữa các toà nhà
  • Về đường thoát nạn, lối thoát nạn, cửa buồng thang thoát hiểm và các gian phòng đều phải sử dụng vật liệu chống cháy. Tiêu chuẩn theo TCVN 13456. Tính cháy của vật liệu phải được xác định bởi Cơ quan Cảnh sát PCCC hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quy định

Quy định về lối thoát nạn

  • Các tầng trong công trình kinh doanh karaoke phải có ít nhất 02 lối thoát nạn theo quy định. Lối thoát nạn phải được bố trí sao cho dễ dàng tiếp cận và sử dụng, không bị cản trở bởi cửa, ngăn chặn hoặc vật liệu trang trí
  • Lối thoát nạn phải có đủ chiều rộng và sức chứa để đảm bảo sự di chuyển an toàn của người dân trong trường hợp cháy xảy ra. Chiều rộng tối thiểu của lối thoát nạn phải tuân theo quy định của luật PCCC mới nhất.
  • Các lối thoát nạn phải được đánh dấu rõ ràng bằng biển chỉ dẫn thoát nạn và hệ thống đèn dự phòng để đảm bảo có ánh sáng trong trường hợp mất điện
  • Các cửa thoát hiểm phải được thiết kế để dễ dàng mở ra và không bị khóa hoặc cản trở trong trường hợp khẩn cấp. Cửa thoát hiểm không được sử dụng để lưu trữ hoặc chặn ngăn
  • Hệ thống cầu thang và thang máy phải đáp ứng các quy định về an toàn cháy nổ và sử dụng chất liệu chống cháy
  • Trong trường hợp có hơn 100 người cùng lúc trong công trình, cần phải có thêm hệ thống cầu thang thoát hiểm khẩn cấp từ các tầng dẫn ra ban công hoặc vùng an toàn. Có thể là ống trượt, thay dây thoát hiểm, thang bộ ngoài trời
  • Quy định về hệ thống báo cháy, thiết bị chữa cháy
  • Chủ quán karaoke cần phải trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị chữa cháy khẩn cấp như bình chữa cháy, hệ thống báo cháy và cảnh báo, hệ thống phun nước tự động và thiết bị cứu hộ khẩn cấp theo tiêu chuẩn TCVN 3890, TCVN 5738, TCVN 7336.
  • Thiết bị chữa cháy phải được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp
  • Cần có kế hoạch tập huấn và huấn luyện cho nhân viên quán về việc sử dụng thiết bị chữa cháy và các biện pháp phòng cháy chữa cháy
  • Công trình karaoke phải có hệ thống báo cháy và cảnh báo để phát hiện sớm và thông báo cho người dân trong trường hợp khẩn cấp. Hệ thống này cần phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động bình thường

Một số quy định khác về PCCC cho cơ sở kinh doanh karaoke

  • Công trình cần đảm bảo bậc chịu lửa cho các cấu kiện như tường, cột, tường ngoài, sàn, mái, và cấu kiện thang bộ, phù hợp với quy mô và hoạt động của công trình. Bậc phải tuân theo quy định QCVN 06:2022/BXD và tối thiểu là bậc IV.
  • Đường giao thông phục vụ chữa cháy phải có kích thước đủ rộng, chiều cao và tải trọng để phương tiện chữa cháy và xe thang tiếp cận công trình một cách nhanh nhất.
  • Nguồn nước phục vụ chữa cháy cần đảm bảo đủ lượng nước cho công tác chữa cháy.
  • Khi thiết kế phòng karaoke cần phải đảm bảo khoảng cách PCCC giữa các phòng bên trong cơ sở. Giữa khoảng cách đến công trình xung quanh và đến đường ranh giới khu đất. Trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về khoảng cách cần đưa ra phương án phù hợp sao cho bề mặt tường ngoài tiếp giáp.
  • Bố trí mặt bằng và công năng sử dụng phải tuân thủ hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt hoặc xác nhận bởi cơ quan chức năng và duy trì trong quá trình hoạt động. Mọi thay đổi hoặc cải tạo phải có sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.

Những lưu ý quan trọng trong thiết kế PCCC cho quán karaoke

Mỗi cơ sở kinh doanh đều được thiết kế đặc thù với phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu chung thì cần có những điểm đặc biệt riêng. Một hệ thống toàn diện sẽ bao gồm thiết bị trong công tác phòng cháy chữa cháy và hệ thống chữa cháy spinkler. Hai phần này hoạt động liên tục và kết nối chặt chẽ với nhau.

Hệ thống cảm biến và báo cháy là giải pháp tiên tiến giúp phát hiện sớm nguy cơ cháy tại từng địa chỉ hoặc khu vực. Nhờ có cảnh báo cháy mà chúng ta nhanh chóng đối phó với tình huống khẩn cấp bằng cách sử dụng các thiết bị cơ bản như bình chữa cháy cá nhân. Hệ thống này hoạt động như một dây chuyền liên kết từ báo cháy tự động và báo cháy bằng tay, truyền thông tin đến trung tâm báo cháy. Ngoài ra, hệ thống còn bao gồm loa báo cháy, loa thoát nạn và biển hướng dẫn thoát hiểm.

Hệ thống cảm biến và cảnh báo cháy được chia thành 2 loại cơ bản sau:

Thiết bị cảm biến khói: Đây là thiết bị có khả năng tự động phát hiện khói giúp phát hiện sớm các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Khi phát hiện khói, tín hiệu sẽ được truyền đến trung tâm báo cháy và kích hoạt hệ thống cảnh báo. Thiết bị cảm biến khói có ưu điểm là chi phí thấp, hoạt động liên tục và có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Bao gồm cảm biến khói và chuông báo động tích hợp trong một không gian đóng kín.

Thiết bị đầu báo nhiệt: Đầu báo nhiệt hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm nhận nhiệt độ môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ tăng lên và đạt đến ngưỡng chỉ định, đầu báo cháy sẽ gửi tín hiệu về trung tâm. Điều này giúp dập tắt ngọn lửa nhỏ sớm nhất bằng cách sử dụng bình chữa cháy.

Như vậy chị Thanh Vân đã chia sẻ cho các bạn quy định về PCCC cho cơ sở kinh doanh karaoke. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về vấn đề PCCC khi kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn bán hàng: 0968 046 114
1
Bạn cần hỗ trợ?