Cách phòng chống, chữa cháy khi bị chập điện an toàn, hiệu quả

Nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy nổ thương tâm gần đây chủ yếu là do hệ thống điện không đảm bảo an toàn. Việc phòng chống chống cháy nổ nguồn điện, ngoài sử dụng hệ thống báo cháy thì còn đòi hỏi những kỹ năng cơ bản nhưng vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn tín mạng và tài sản. Vậy các cách chữa cháy khi chập điện là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Những cách phòng chống cháy tại nhà hiệu quả

Để tránh được những nguy cơ rủi ro gây ra chập điện, bạn nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức về pccc hiệu quả ngay tại nhà.

1.1 Sử dụng vật liệu xây dựng chống cháy

Mục đích của việc lựa chọn và sử dụng các vật liệu chống cháy nổ là để kiểm soát và ngăn chặn ngọn lửa lan truyền tới các khu vực khác. Điều này nhằm giúp người ở bên trong nhà có thể di tản ra ngoài một cách an toàn.

Ngày nay, sử dụng vật liệu chống cháy trong xây dựng là cách chữa cháy khi chập điện cần thiết để giảm thiểu nguy cơ xảy ra hỏa hoạn, các loại vật liệu này thường là Tấm Panel EPS Cách Nhiệt, Panel XPS Cách Âm, Cách Nhiệt, Chống Nóng, Panel Bông Thủy Tinh (Glasswool), Tấm Panel PU Cách Nhiệt, Tấm Panel Rockwool Chống Cháy,….

Tam Panel Chong Chay
Tấm panel chống cháy

Vì thế khi xây dựng ngoài việc tìm kiếm những vật liệu xây dựng bền đẹp, chống nóng tốt, thì chủ nhà cũng cần xem xét về việc sử dụng các vật liệu chống cháy nhằm giảm thiểu thiệt hại và tổn thất về tài sản khi xảy ra cháy nổ. Bên cạnh đó việc mua sản phẩm chống cháy chính hãng cực kỳ quan trọng để đảm bảo được khả năng chống cháy của sản phẩm..

Nếu bạn đang cần mua hoặc muốn tìm hiểu thêm về vật liệu xây dựng chống cháy thì hãy đến ngay với Panel Chính Hãng – chuyên cung cấp tấm panel cách nhiệt, chống cháy, vật liệu cách nhiệt, cách âm….chất lượng, uy tín. Liên hệ ngay với Panel Chính Hãng để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình tại website: https://panelchinhhang.vn/

Thi Cong Tam Panel Chong Chay No

1.2 Dự trữ bình chữa cháy tại nhà

Bình chữa cháy là một trong cách chữa cháy khi chập điện mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Vì thế mỗi gia đình cần trang bị sẵn bình chữa cháy để có thể kịp thời ứng phó dập tắt các đám cháy nhỏ trong nhà, tuy nhiên loại bình này không thể “trị” được các chất cháy gốc kim loại kiềm, kiềm thổ vì cháy sẽ mạnh hơn.

Gia đình cần đặt bình cứu hỏa ở vị trí dễ nhìn thấy, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời . Khi di chuyển bình cần phải nhẹ nhàng và phải kiểm tra bình thường xuyên.

Binh Chua Chay 1b(1)
Bình chữa cháy

1.3 Yêu cầu lắp đặt hệ thống điện, sử dụng thiết bị điện an toàn

Một số yêu cầu cơ bản đối với hệ thống điện và sử dụng thiết bị điện là:

  • Việc lắp đặt hệ thống điện phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Sử dụng hệ thống điện trong gia đình cho việc phục vụ sản xuất có thể gây ra quá tải chập điện. Đảm bảo rằng các thiết bị được sử dụng tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn quy định bởi cơ quan chức năng.
  • Cần ngắt tất cả thiết bị, đồ dùng điện trước khi ra khỏi nhà hay khi không sử dụng.
  • Tránh việc treo tranh ảnh, đồ dùng che khuất bảng điện
  • Không nên tự ý mắc và đấu nối đường điện
  • Tránh sử dụng dây thép buộc cố định đường dây điện
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện trong nhà và thay thế thiết bị, đồ điện mới khi cần thiết.
Chong Chap Dien
Lắngôip đặt hệ thống điện, sử dụng thiết bị điện an toàn

2. Cách chữa cháy khi chập điện an toàn, hiệu quả

Để giảm thiểu thiệt hại do cháy điện gây ra bạn nên tự trang bị cho mình những kiến thức cách chữa cháy khi chập điện và kỹ năng cần thiết để xử lý các tình huống khi có cháy điện xảy ra. Ngay khi phát hiện ra đám cháy thì bạn cần phải giữ bình tĩnh. Các công việc tiếp theo bạn sẽ phải thực hiện là:

2.1 Ngắt nguồn điện ngay lập tức

Hầu hết các hệ thống điện trong tòa nhà hiện nay đều được trang bị rơ le tự động ngắt khi sự cố điện xảy ra. Tuy nhiên nếu hệ thống điện không có rơ le ngắt tự động thì nguồn điện trong nhà thì sẽ có 2 cách ngắt nguồn điện như sau:

  • Cách 1: Trực tiếp dập tắt cầu chì hoặc cầu dao tổng, aptomat là bước đầu tiên cần làm trong những cách chữa cháy khi chập điện . Lưu ý nên sử dụng đồ bảo hộ điện khi dập tắt cầu dao hoặc aptomat để đảm bảo an toàn
  • Cách 2: Gọi ngay cho nhân viên điện lực trên địa bàn để yêu cầu cắt nguồn điện cho hệ thống lưới điện của ngôi nhà.
Ngat Nguon Dien
Rơ le ngắt tự động

2.2 Tìm nơi nguồn điện bị rò rỉ, cháy nổ

Nếu thấy xuất hiện mùi khét hoặc bắt đầu xuất hiện đốm lửa tại 1 điểm của thiết bị điện, nhưng chưa lan rộng, hãy lập tức tìm kiếm nơi nguồn điện bị cháy nổ và sau đó hãy đi tắt ngay nguồn điện tổng. Điều này có thể tránh để ngọn lửa lan rộng và sau đó bạn có thể tự mình dập tắt ngọn lửa điện đang cháy.

Nếu sự cố bắt nguồn từ hệ thống dây điện hoặc một thiết bị điện, bạn không nên chỉ rút phích cắm trên thiết bị mà hãy ngắt điện tại hộp cầu dao. Điều này cũng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn tránh khỏi nguy cơ có thể bị điện giật trong lúc chữa cháy.

Cách chữa cháy khi chập điện còn phụ thuộc trực tiếp vào tình huống thực tế. Do đó điều quan trọng là bạn phải trang bị đầy đủ kiến thức về phòng cháy và chữa cháy để khi có sự cố điện xảy ra điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

Chay O Dien
Nguồn điện bị rò rỉ, cháy nổ

2.3 Sơ tán và liên hệ ngay đơn vị phòng cháy chữa cháy

Khi phát hiện cháy ở bất kì đâu dù to hay nhỏ bạn cũng cần cảnh báo cho mọi người về tình hình đám cháy. Nếu có sẵn thiết bị báo cháy khẩn cấp, hãy lập tức sử dụng để còn nếu trong trường hợp không có thiết bị cảnh báo cháy nổ bạn có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào để báo động với mọi người. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn thực hiện được điều đó :

  1. Hô hoán để mọi người biết rằng xung quanh có cháy.
  2. Nếu đám cháy chưa lan rộng và còn thời gian, hãy đi thông báo từng căn phòng trong tòa nhà hoặc từng ngôi nhà trong khu phố về tình hình để cùng nhau di tản ra khỏi vùng nguy hiểm.
  3. Sử dụng loa phát thanh trong khu vực hoặc loa tòa nhà để thông báo cháy
  4. Nhấn vào chuông báo cháy, chuông báo tình trạng khẩn cấp xảy ra để mọi người nhanh chóng thực hiện sơ tán.
  5. Gọi điện ngay đến số 114 nhằm báo cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết về nơi có đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần lưu ý như sau:
    • Trình bày rõ thông tin về nơi xảy cháy (số nhà, tên đường, phường, xã, huyện xảy ra cháy); mô tả về đám cháy (chất cháy, quy mô và khả năng lan truyền của đám cháy, số người bị thương, bị mắc kẹt trong đám cháy); tuyến đường nhanh nhất có thể đến nơi bị cháy (có thể cung cấp các địa điểm dễ nhận biết xung quanh khu vực bị cháy)…
    • Khi báo cháy cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn và duy trì liên lạc bằng máy điện thoại di động với lực lượng chữa cháy.
    • Khi gọi 114 hãy nhớ rằng đây là số điện thoại luôn có người thường trực, không mất bất kỳ chi phí gì, không cần bấm mã vùng, tuy nhiên trong trường hợp có nhiều người đồng thời gọi 114 sẽ gây ra trường hợp máy bận, khó thiết lập liên lạc được.
Luc Luong 114
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy không chỉ là của các cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ cá nhân và trách nhiệm chung của tất cả mọi người . Vì vậy, việc trang bị thêm kiến thức về cách chữa cháy khi chập điện không chỉ giúp bổ sung kỹ năng sống an toàn cho bản thân mà còn là trách nhiệm đối với sự sống của mọi người xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn bán hàng: 0968 046 114
1
Bạn cần hỗ trợ?