Các Loại Bình Chữa Cháy: Phân Loại, Cấu Tạo, Công Dụng Và Cách Sử Dụng

Bình chữa cháy là phương tiện chữa cháy ban đầu, cực kỳ cần thiết từ hộ gia đình đến các nhà xưởng, công ty, chung cư, nhà máy,… Tại Việt Nam, các loại bình cứu hỏa thông dụng được sử dụng rất nhiều. Song nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về những công dụng đặc thù và cách sử dụng của từng loại bình nên trong bài viết này chúng tôi sẽ phân loại bình cứu hỏa thành 3 loại theo chất chữa cháy tồn tại bên trong bình như: dạng khí, dang bột và dạng bọt.

1. Bình chữa cháy dạng bột

Đặc điểm và cấu tạo

Bình chữa cháy dạng bột là bình có chứa chất chữa cháy ở bên trong là dạng bột khô với một áp suất cực lớn. Bình thường được sơn màu đỏ, hình trụ, vỏ được đúc bằng thép. Cụm van được làm từ hợp kim đồng có cấu tạo kiểu vặn một chiều hay kiểu vặn lò xo nén một chiều. Thành phần chính bên trong bình cứa hỏa loại này là bột khô.

Binh Chua Chay Bot
Cấu tạo bình chữa cháy bột

Bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy của không khí. Đồng thời làm nhiệm vụ ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Phân loại bình chữa cháy dạng bột

Căn cứ vào đặc tính dập tắt đám cháy:

Bình chữa cháy dạng bột được chia thành rất nhiều loại và được ký hiệu riêng ghi trên nhãn bình, để dễ nhận biết: A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện).

Như vậy, nếu bình ghi là ABC thì có nghĩa là bình chữa cháy dập được 3 loại chất cháy: Chất rắn, lỏng, khí. Còn nếu bình chỉ ghi là BC thì thiết bị này chỉ cứu chữa được đám cháy chất lỏng và chất khí.

Căn cứ vào trọng lượng của bình chữa cháy:

Bên cạnh đó, để phân loại bình chữa cháy người ta cũng có thể dựa trên trọng lượng của bình. Các loại bình cứu hỏa dạng bột được sản xuất theo khối lượng là 4kg, 8kg,… Ví dụ: MFZ4, nghĩa là bình chữa cháy nặng 4kg.

Theo đó, bình chữa cháy dạng bột gồm có những loại bình với khối lượng như sau:

Bình chữa cháy dạng bột 4kg
Bình chữa cháy dạng bột 4kg
  • Bình cứu hỏa CO2 4kg
  • Bình cứu hỏa CO2 5kg
  • Bình cứu hỏa CO2 6kg
  • Bình cứu hỏa CO2 8kg
  • Bình cứu hỏa CO2 24kg
  • Bình cứu hỏa CO2 35kg

Cách sử dụng

Bình chữa cháy được biết đến là phương tiện chữa cháy tại chỗ, để xử lý đám cháy ngay khi vừa mới phát hiện nên cách sử dụng bình rất đơn giản.

Khi có cháy xảy ra, xách bình tới địa điểm gần đám cháy, lắc xóc bình từ 3 – 4 lần để bột tơi. Tiếp đến, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5m tùy vào từng loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra.

Nếu là bình chữa cháy xe đẩy thì cách sử dụng như sau:

  • Đẩy xe đến đám cháy, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun vào gốc lửa.
  • Giật chốt an toàn, kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
  • Cầm chặt lăng phun cho thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Ứng dụng

Bình chữa cháy dạng bột chủ yếu để chữa cháy các chất rắn, lỏng, khí và các chất khí hóa lỏng dễ cháy. Ngoài ra, phương tiện này cũng được sử dụng để dập tắt các đám cháy kim loại, chữa cháy điện hạ thế (<1000V).

2. Bình chữa cháy dạng khí

Binh Chua Chay Khi Co2
Cấu tạo bình chữa cháy CO2

Đặc điểm và cấu tạo

Thành phần bên trong của bình chữa cháy dạng khí là khí CO2 hoặc một loại khí có tác dụng chữa cháy được nén trong bình với áp suất rất cao trở thành dạng lỏng. Khi mở van bình, do chênh lệch áp suất CO2 được phun ra chuyển thành dạng khí với nhiệt độ rất lạnh tới -79 độ C, giúp thu nhiệt xung quanh. Từ đó, dập tắt đám cháy.

Cấu tạo của bình cũng gồm các bộ phận như:

  • Van xả
  • Dây loa phun
  • Chốt an toàn
  • Vỏ bình

Phân loại bình chữa cháy dạng khí

Phân loại theo trọng lượng:

Phân loại theo trọng lượng thì trên thị trường hiện nay có 2 loại bình chữa cháy dạng khí CO2: 3kg và 5kg. Chúng ta có thể phân biệt bằng cách đọc thông số này trên thân tương ứng là bình chữa cháy MT3bình chữa cháy MT5. Ngoài ra, còn có thêm một loại lớn hơn là bình chữa cháy xe đẩy 24kg được sử dụng tại sân bay, xí nghiệp lớn.

Phân loại theo chất khí chữa cháy trong bình:

Chất khí được sử dụng để chữa cháy trong bình có rất nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại bình khí sử dụng chất chữa cháy hay dùng nhất hiện nay:

Các loại bình chữa cháy dạng khí CO2
Các loại bình chữa cháy dạng khí CO2
  • Bình chữa cháy khí FM200
  • Bình chữa cháy khí Aerosol (bình Stat-x)
  • Bình chữa cháy khí MT

Cách sử dụng

Bình chữa cháy dạng khí cũng có cách sử dụng tương tự với những loại bình chữa cháy khác. Về cơ bản sẽ có những bước như sau:

  • Bước 1: Mang bình chữa cháy khí đến khu vực cần chữa cháy và giữ khoảng cách an toàn.
  • Bước 2: Dùng ngón tay kéo chốt an toàn, một tay cầm vào cò bóp. Tuyệt đối không được cầm trực tiếp vào bình hay đầu vòi vì sẽ gây bỏng lạnh nguy hiểm
  • Bước 3: Nắm chặt cò bóp và bóp van để cho chất chữa cháy phun ra theo hướng vòi phun cho đến khi lửa tắt hẳn

Công dụng

Được ứng dụng cho đám cháy có các thiết bị, máy móc hiện đại, tài liệu quan trọng. Hoặc dùng cho các sự cố cháy đường điện hạ, trung và cao thế; chập điện phát sinh hồ quang hay một số kim loại cháy.

Nằm trong danh mục bảo hộ lao động quý khách có thể đến các cửa hàng bán giày bảo hộ để mua bình chữa cháy . Tuy nhiên, để mua được sản phẩm tốt có chất lượng đảm bảo, hãy lựa chọn những cơ sở uy tín cung cấp sản phẩm chất lượng, có tem kiểm định đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

3. Bình chữa cháy dạng bọt Foam

Bình chữa cháy bọt Foam là một dạng của bình cứu hỏa. Bên trong bình có chứa khối lượng lớn dung dịch mảng bọt, dung dịch này có tỷ trọng nhỏ hơn xăng, dầu hoặc nước.

Đặc điểm và cấu tạo

Đặc điểm:

Bọt Foam là một loại bọt có tác dụng chữa cháy vô cùng hiệu quả. Chúng có khả năng làm mát ngọn lửa và phủ kín lên nhiên liệu nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc của nó với oxy. Điều này khiến cho quá trình đốt cháy bị ức chế và dần bị dập tắt.

Các chất hoạt động bề mặt sẽ tạo bọt ở nồng độ dưới 1%. Bọt chống cháy cũng được tạo thành bởi các thành phần dung môi hữu cơ, chất ổn định bọt, và chất ức chế sự ăn mòn.

Cấu tạo:

Bình bọt foam được cấu thành bởi các bộ phận như: Thân van, van, vòi phun, cò bóp, khí đẩy, ống dẫn và bọt foam chữa cháy. Cụ thể như sau:

Cấu tạo bình chữa cháy bọt Foam
Cấu tạo bình chữa cháy bọt Foam

Thân van: là bộ phận thuộc nhóm bộ phận bên ngoài của bình, có chất liệu thép chịu áp lực cao. Trên vỏ bình được ghi đầy đủ các thông tin như: đặc điểm, hình ảnh sử dụng, cách bảo quản,.. Các bộ phận trên miệng bình bao gồm: cụm van, van khóa, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, vòi phun và cò bóp.

Các bộ phận bên trong bình bọt chữa cháy bao gồm: bọt Foam, khí đẩy, và ống dẫn nối thẳng tới cụm van trên miệng bình. Bọt chữa cháy bên trong bình có thể là bọt Foam AFFF, bọt Foam ARC:

  • Bọt AFFF khi chữa cháy sẽ tạo thành một màn sương phủ lên mặt phẳng của nhiên liệu hydrocarbon.
  • Bọt ARC khi chữa cháy sẽ tạo thành một màng nhầy trên mặt phẳng của nhiên liệu không hòa tan

Phân loại

Có 2 loại bình bọt chữa cháy được sử dụng phổ biến và rộng rãi tại Việt Nam là bình Eversafe và Combat

Bình chữa cháy Eversafe

Bình chữa cháy Eversafe là sản phẩm của Eversafe Extinguisher Sdn.Bhd. (EE) – đơn vị sản xuất các thiết bị chữa cháy hàng đầu ở Malaysia. Đây là một trong những loại bình đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và được nhiều chủ đầu tư tin tưởng sử dụng. Cho đến này các loại bình chữa cháy mang thương hiệu của Eversafe đã có mặt ở hơn 45 quốc gia trên thế giới.

Bình chữa cháy Eversafe Malaysia
Bình chữa cháy Eversafe Malaysia

Bình chữa cháy Combat

Bình bọt Foam Combat là loại bình được chế tạo bởiCombat Fire một đơn vị chuyên thiết kế, cung cấp, lắp đặt và bảo trì các thiết bị phòng cháy chữa cháy hàng đầu tại Anh và Ireland.

Cách sử dụng

Bình bọt Foam chữa cháy có cách sử dụng hơi khác so với các loại bình khác một chút. Do tính đặc thủ của chất bọt chữa cháy trong bình và tùy đặc điểm của từng đám cháy mà sẽ có những lưu ý khi sử dụng khác nhau.

Đối với các đám cháy chất lỏng dễ cháy:

Lưu ý quan trọng khi sử dùng bình bọt khi chữa các đám cháy chất lỏng là không phun trực tiếp lên chúng. Bởi chất lỏng sẽ bắn ngược ra ngoài và khiến đám cháy lan sang các bề mặt gần đó.

Trong trường hợp này, bạn nên phun bọt vào xung quanh đám cháy và qua đầu ngọn lửa một cách thật nhẹ nhàng. Điều này sẽ làm cho bọt rơi xuống, lắng đọng lại và bao quanh chất lỏng, không cho chất lỏng lan ra xung quanh.

Bình chữa cháy Combat
Bình chữa cháy Combat

Đối với các đảm cháy chất rắn:

Với loại đám cháy này bạn có thể phun bọt trực tiếp vào ngọn lửa.

Nếu là đám cháy điện, trong trường hợp khẩn cấp bạn vẫn có thể dùng bình chữa cháy bọt để chữa cháy. Tuy nhiên, không được khuyến khích lắm, và khi sử dụng bạn nhớ lưu ý:

  • Sử dụng bình tương tự như đối với các đám cháy chất rắn dễ cháy.
  • Tuy nhiên bạn phải thật cẩn thận trong việc giữ khoảng cách với đám cháy tối thiểu là 1m để đảm bảo tránh nguy cơ bị điện giật.

Ứng dụng

Bình chữa cháy bọt Foam là một bình chữa cháy vô cùng hiệu quả để chữa các đám cháy có nhiều rủi ro như:

  • Văn phòng làm việc
  • Kho chữa đồ
  • Các nhà máy, nhà xưởng
  • Bãi xe
  • Khách sạn

Lợi ích của việc sử dụng bình bọt cho các đám cơ sở này là bình bọt chữa cháy rất hiệu quả mà lại không gây hư hại cho các đồ dùng, thiết bị bên trong. Ngoài ra, đối với các đám cháy điện được khuyên dùng kết hợp với bình chữa cháy CO2 để chữa cháy một cách an toàn và hiệu quả.

Trên thực tế, mỗi loại bình được nêu ở trên đều có những đặc điểm riêng về đặc điểm cấu tạo, ứng dụng cũng như cách sử dụng của chúng. Tuy nhiên, để phân biệt một cách tổng quát về các loại bình này lại không phải đơn giản. Vì vậy, chúng tôi xin tổng hợp lại một số những đặc điểm nổi bật để quý độc giả có thể dễ dàng phân biệt giữa các loại bình này với nhau.

Cách phân biệt các loại bình chữa cháy

Giữa hàng loạt các loại bình chữa cháy được bày bán trên thị trường như hiện nay. Làm cách nào để phân biệt chúng?

Binh Khi Va Binh Bot Chua Chay
Bình khí và bình bột chữa cháy

Bảng so sánh để phân biệt bình chữa cháy CO2 và bình bột cực kì đơn giản

Bình chữa cháy CO2 Bình chữa cháy bột
Chứa khí CO2 Bình chứa bột NaHCO3 và đẩy bột ra nhờ khí N2
Không có đồng hồ đo, vòi phun to dạng loa Có đồng hồ đo trên đầu, vòi phun nhỏ bằng ngón chân cái
Dùng được cho nhiều đám cháy kể các với các đám cháy thiết bị điện tử, và có thể dập tắt chính xác vùng cháy Dùng để chữa các đám cháy rắn, lỏng, khí. Tuy nhiên không nên dùng có các đám cháy thiết bị điện tử và các đám cháy yêu cầu độ chính xác cao
Hạn chế tính năng chữa cháy với môi trường có gió bởi gió làm khuyếch tán chất chữa cháy Có thể phát huy hết tính năng chữa cháy ngay cả trong môi trường ngoài trời có gió.
Chỉ cần xốc nhẹ, không cần thiết đảo đầu Khi sử dụng cần lắc hoặc đảo đầu 1-2 lần để cho chất chữa cháy bên trong k bị tắc khi phun
Sẽ bị bỏng mạnh nếu không may chạm vào phần kim loại Không gây bỏng
Ký hiệu trên bình CO2 là MT và đi kèm là khối lượng của bình Bình bột có các ký hiệu MFZ, MFZL, BC, ABC đi kèm là khối lượng của bình

Tóm lại, mỗi loại bình đều sẽ có cấu tạo, công dụng, cách sử dụng riêng. Chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt để phân loại các loại bình chữa cháy với nhau.

BAT Group là đơn vị cung cấp đầy đủ các loại bình chữa cháy trên. Các thiết bị đều được nhập khẩu chính hãng và có các giấy tờ CO/CQ, tem kiểm định khi mua hàng. Nếu bạn cần thông tin chi tiết về từng loại bình và chính sách giá vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn bán hàng: 0968 046 114
1
Bạn cần hỗ trợ?