Những vụ cháy liên tiếp gần đây đã khiến nhiều người dân quan tâm hơn đến việc lắp đặt cửa chống cháy, không chỉ ở các công trình lớn mà ngay cả trong chính ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, các quy định mới từ cơ quan chức năng cũng đang siết chặt công tác phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là với các chung cư mini, nhà trọ cho thuê.
Vậy lắp đặt cửa chống cháy có bắt buộc không? Khi nào cần lắp, tiêu chuẩn cửa chống cháy và những loại công trình nào phải thực hiện theo quy định? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có quyết định phù hợp cho không gian của mình.
Nội dung chính
Quy định các công trình cần lắp cửa chống cháy
Theo Luật số 55/2024/QH15 và Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP, không có điều khoản cụ thể nào bắt buộc mọi công trình phải lắp đặt cửa chống cháy
bằng cách gọi tên trực tiếp là “cửa chống cháy”. Tuy nhiên, cả hai văn bản đều nhấn mạnh đến việc đảm bảo các giải pháp ngăn cháy và chống cháy lan, và cửa chống cháy có thể là một phần quan trọng của các giải pháp này cho một số loại công trình nhất định.
Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các công trình thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy (quy định tại Phụ lục III, IV, V) khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi công năng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về PCCC. Trong đó, cần có giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan và kiểm soát khói phù hợp, đồng thời phải được thẩm duyệt thiết kế PCCC nếu thuộc diện bắt buộc.
Dưới đây là bảng tổng hợp các công trình bắt buộc phải có biện pháp PCCC (như cửa chống cháy)
STT | Loại công trình | Tiêu chí bắt buộc (chiều cao / diện tích / khối tích) |
1 | Trụ sở cơ quan nhà nước | Từ cấp huyện trở lên |
2 | Chung cư / nhà ở tập thể / ký túc xá | Từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 2.500 – 5.000 m³ tùy loại |
3 | Trường học, cơ sở giáo dục | Từ 1.000 – 2.000 m³ tùy loại hình và cấp học. Mẫu giáo: từ 100 cháu trở lê |
4 | Cơ sở y tế | Từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000 m³ |
5 | Rạp chiếu phim, sân khấu, trung tâm hội nghị, karaoke, bar, vũ trường,… | Từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000 m³ |
6 | Trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng | Diện tích từ 300 m² hoặc khối tích từ 1.000 m³ |
7 | Khách sạn, nhà nghỉ | Từ 3 – 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000 – 1.500 m³ |
8 | Trụ sở doanh nghiệp, văn phòng làm việc | Từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.500 m³ |
9 | Bảo tàng, triển lãm, cơ sở tôn giáo | Khối tích từ 1.500 – 5.000 m³ |
10 | Bưu điện, viễn thông, trung tâm lưu trữ dữ liệu | Từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000 – 1.500 m³ |
11 | Cơ sở thể thao, nhà thi đấu, sân vận động,… | Khối tích từ 1.500 m³ |
12 | Bến xe, cảng, nhà ga, cơ sở sửa chữa ô tô – xe máy | Diện tích từ 500 m² hoặc khối tích từ 5.000 m³ |
13 | Gara / bãi đỗ xe | Gara chứa từ 10 xe trở lên. Bãi đỗ chứa từ 20 xe trở lên |
14 | Cơ sở sản xuất, bảo quản vật liệu nổ, vũ khí | Có sử dụng hoặc lưu trữ vật liệu nổ, tiền chất, vũ khí |
15 | Cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí đốt | Lượng khí tồn chứa từ 150 kg trở lên |
16 | Nhà máy sản xuất công nghiệp nhóm A – E | Khối tích từ 2.500 – 5.000 m³ tùy loại |
17 | Nhà máy điện, trạm biến áp | Công suất từ 110 kV trở lên |
18 | Kho hàng chứa vật liệu dễ cháy | Diện tích từ 1.000 m² hoặc khối tích từ 1.500 m³ |
19 | Cơ sở có trạm cấp xăng dầu nội bộ hoặc khí đốt trung tâm | Lượng khí sử dụng từ 70 kg trở lên |
20 | Nhà ở hộ gia đình kết hợp kinh doanh hàng dễ cháy | Diện tích kinh doanh từ 300 m² trở lên |
Vị trí nào trong công trình nên lắp cửa chống cháy?
Không phải cứ mua cửa chống cháy về lắp là xong. Mỗi công trình, mỗi mục đích sử dụng sẽ có những vị trí quan trọng cần được bảo vệ trước nguy cơ cháy nổ. Và nếu chọn đúng loại cửa có thông số EI phù hợp, hiệu quả phòng cháy sẽ cao hơn rất nhiều.
Với các tòa chung cư, nhà cao tầng
Chung cư là những nơi tập trung đông người, lại có nhiều tầng nên khi có hỏa hoạn xảy ra, việc thoát hiểm là rất quan trọng. Cửa chống cháy chung cư nên được ưu tiên lắp tại khu vực cầu thang bộ – chính là đường thoát hiểm khi thang máy ngừng hoạt động.
Ngoài ra, cửa ngăn giữa hành lang và cầu thang cũng cần chống cháy để ngăn lửa lan. Nếu căn hộ nằm trên hành lang kín, không thông gió tốt, thì cửa ra vào căn hộ cũng nên là cửa chống cháy.
Loại cửa phù hợp: EI60 hoặc EI90 là phổ biến. Với căn hộ thì EI60 là đủ, còn các vị trí thoát hiểm thì nên chọn EI90 để chắc chắn.
Trung tâm thương mại, siêu thị
Nơi đông người qua lại, hàng hóa nhiều và dễ bắt lửa – nên rủi ro cháy nổ cũng không nhỏ. Những vị trí như cửa sau (thoát hiểm), cửa ngăn khu kho hàng, hoặc giữa các khu vực chức năng như khu ăn uống – khu trưng bày – khu kho đều nên được lắp cửa chống cháy.
Vì diện tích thường lớn, bạn nên chọn loại cửa có khả năng chịu lửa lâu hơn như EI90 đến EI120. Đặc biệt là những cửa dẫn từ khu vực chứa hàng hóa ra lối thoát hiểm.
Trường học, bệnh viện, văn phòng hành chính
Các nơi này có đặc điểm chung là nhiều phòng, hành lang dài và hoạt động liên tục. Khi xảy ra cháy, không chỉ cần ngăn lửa mà còn cần hạn chế khói lan để mọi người có thời gian di chuyển.
Những vị trí nên lắp cửa chống cháy bao gồm: cửa thoát hiểm ở hành lang, cửa phòng kỹ thuật, phòng điện, hoặc phòng lưu trữ hồ sơ. Nếu có khu ký túc xá hoặc khu ở lại qua đêm thì càng cần được bảo vệ.
Chọn loại cửa: EI60 là mức tối thiểu, còn với phòng kỹ thuật hay nơi chứa đồ dễ cháy thì dùng EI90 hoặc EI120 sẽ an toàn hơn.
Nhà xưởng, kho công nghiệp
Đây là những khu vực dễ cháy bậc nhất do chứa nhiều máy móc, vật liệu, hóa chất. Không những thế, không gian thường rộng và kín nên một khi cháy là cháy lớn.
Do đó, cửa chống cháy cần được lắp tại cửa phân khu – ngăn giữa khu sản xuất và khu văn phòng. Ngoài ra, cửa kho hàng, cửa kỹ thuật và cửa thoát hiểm cũng cần được chú trọng.
Vì mức độ rủi ro cao, nên chọn cửa có khả năng chịu lửa ít nhất EI120. Nếu là cửa 2 cánh lớn thì nên có thêm ô kính chống cháy để dễ quan sát bên trong.
Nhà riêng, biệt thự
Với nhà dân, nhiều người cho rằng không cần đến cửa chống cháy. Nhưng thực tế, vẫn có những vị trí nên lắp – đặc biệt nếu bạn có gara ô tô trong nhà. Cửa ngăn giữa gara và khu sinh hoạt là nơi dễ xảy ra sự cố nhất nếu chẳng may xe bị chập điện.
Hoặc nếu nhà bạn có cửa thoát hiểm phụ ra sân sau, cầu thang phụ,… thì việc lắp cửa chống cháy loại EI60 sẽ giúp tăng thêm một lớp an toàn mà không quá tốn kém.
Lựa chọn nhà cung cấp cửa chống cháy
Việc lắp cửa chống cháy không chỉ để “cho có” mà là để bảo vệ tính mạng, tài sản – đôi khi là cả một tòa nhà. Vì vậy, chọn đúng nhà cung cấp uy tín, chất lượng là điều tối quan trọng.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều đơn vị sản xuất và phân phối cửa chống cháy. Một số thương hiệu lớn có thể kể đến như Saigondoor, Galaxy Door, hay APT – đều là những cái tên đã có mặt nhiều năm trong ngành và được nhiều chủ đầu tư tin tưởng.
Saigondoor và Galaxy Door là hai thương hiệu đã khá quen với người tiêu dùng Việt Nam. Họ cung cấp nhiều dòng cửa từ cửa gỗ công nghiệp, cửa thép vân gỗ đến cửa chống cháy với đa dạng mẫu mã và mức giá phù hợp với nhiều phân khúc. Nếu bạn cần tìm cửa chống cháy cho những công trình dự án lớn, đây là những lựa chọn không tồi.
Trong khi đó, nếu bạn đang tìm một đơn vị chuyên sâu hơn, có thế mạnh về thiết kế kỹ thuật, chất lượng vật liệu và khả năng tuỳ biến cao, phục vụ cho phân khúc nhỏ thì cửa chống cháy APT là một cái tên rất đáng cân nhắc.
APT không sản xuất đại trà. Mỗi bộ cửa đều được tính toán kỹ theo nhu cầu thực tế của công trình – từ thời gian chịu lửa EI60, EI90, EI120 đến màu sắc, kính chống cháy, phụ kiện đi kèm… Tất cả đều có thể “may đo” theo thiết kế tổng thể của dự án.
Dù chọn nhà cung cấp nào, bạn cũng nên yêu cầu xem giấy chứng nhận EI, kiểm nghiệm thực tế và mẫu cửa hoàn chỉnh. Hãy ưu tiên đơn vị có xưởng sản xuất riêng, cam kết đúng tiêu chuẩn và hỗ trợ sau lắp đặt tốt.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của cửa chống cháy và cách lựa chọn phù hợp cho công trình của mình. Đừng để đến khi sự cố xảy ra mới nghĩ đến an toàn – hãy đầu tư đúng ngay từ đầu để bảo vệ những gì quan trọng nhất.