Hồ sơ PCCC là hồ sơ xin cấp phép phòng cháy chữa cháy. Đây là điều kiện để một công ty, doanh nghiệp, cơ sở có thể đi vào hoạt động. Để đảm bảo được an toàn cháy nổ, bảo vệ tài sản của chủ doanh nghiệp. Bảo vệ tính mạng của người lao động.
Nội dung chính
Hồ sơ pccc gồm những gì?
An toàn phòng cháy chữa cháy hiện nay là một vấn đề cấp thiết. Được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản pháp luật. Bởi cháy nổ không thể lường trước được. Và một khi đã xảy ra cháy nổ thì hậu quả luôn là những thiệt hại lớn, vượt qua dự tính của con người.
Vì vậy, sẽ có những quy định khi 1 công trình nào đó muốn đi vào hoạt động phải có hồ sơ thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy. Để đưa lên cơ quan chức năng thẩm định, đạt yêu cầu mới có thể hoạt động được.
Các công trình cần phải có giấy phép an toàn phòng cháy, chữa cháy
- Nhà ở có chiều cao từ 7 tầng, khách sạn, văn phòng, nhà cho thuê văn phòng đang có người làm việc
- Nơi sản xuất, khai thác, chế biến xăng dầu, những chất đốt dạng khí được hóa lỏng. Nơi sản xuất hóa chất, vật liệu sễ cháy nổ. Với những cơ sở này, dù quy mô lớn hay nhỏ vẫn bắt buộc phải xin giấy phép về PCCC mới được hoạt động
- Xưởng sản xuất, gia công vật liệu nổ công nghiệp. Kho chứa bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
- Những nơi dùng làm kho chứa, dự trữ xăng dầu có dung tích từ 500 m3, kho chứa dự trữ khí đốt có trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
- Cây xăng, nơi buôn bán xăng dầu, kinh doanh khí đột dạng lỏng
- Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, bách hóa (kể cả là chợ tạm) có toàn bộ diện tích từ 1200m2, hoặc 300 tiểu thương kinh doanh trở lên
- Nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất từ 20.000kW, tạm biến áp từ 220kV trở lên
- Các phương tiện giao thông như ô tô từ 4 chỗ trở lên, xe chuyên trở các vật liệu, hàng hóa, hóa chất dễ gây cháy nổ
Để xin được giấy phép hoạt động, những cơ sở trên cần phải chuẩn bị hồ sơ pccc gồm những gì? Cơ quan nào tiếp nhận, thời gian thẩm duyệt thế nào? Chi phí xét duyệt hồ sơ là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích để bạn có thể tiện tham khảo.
Hồ sơ thẩm duyệt PCCC gồm những gì?
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC (bản sao công chứng)
- Bản nghiệm thu về PCCC nếu cơ sở đó là nơi được xây dựng mới hoàn toàn, hoặc được cải tạo lại
- Phương tiện cơ giới có yêu cầu đặc biệt phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cũng cần bản nghiệm thu về PCCC
- Các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác cần có biên bản kiểm tra an toàn phòng chống cháy nổ
- Văn bản thông kê các phương tiện phòng cháy, thiết bị báo cháy, chữa cháy, phương tiện cứu nạn cứu hộ đã được trang bị tại cơ sở cần được duyệt hồ sơ
- Quyết định thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở
- Danh sách thành viên đã hoàn thành khóa tập huấn PCCC
- Phương án chữa cháy tại chỗ.
Đối với một số trường hợp đặc biệt khác, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu cung cấp thêm một số loại giấy tờ khác như:
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp mà việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy còn yêu cầu một số giấy tờ sau
– Với những địa điểm xây dựng công trình gồm:
+ Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng của chủ đầu tư (nêu rõ quy mô xây dựng, đặc điểm của công trình)
+ Bản vẽ, tài liệu chi tiết về địa hình, khí hậu của khu đất, các công trình giáp danh nếu có
– Đối với thiết kế công trình:
+ Văn bản xin thẩm duyệt PCCC của chủ đầu tư
+ Giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch (bản sao công chứng)
+ Các bản vẽ chi tiết về nội dung PCCC
– Nơi tiếp nhậ và giải quyết hồ sơ: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Thời hạn giải quyết: 20-30 ngày làm việc.
– Lệ phí: Không có.
Giấy chứng nhận pccc có thời hạn bao lâu?
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là giấy chứng nhận thẩm duyệt về thiết kế PCCC. Đây là một trong những giấy phép quan trọng, bắt buộc phải có. Nếu doanh nghiệp, hoặc cơ sở nào đó muốn đi vào hoạt động.
Về thủ tục để xin cấp Chứng nhận PCCC về thiết kế sẽ có các bước sau đây:
- Nếu là công trình xây dựng
– Nộp hồ sơ xin chấp thuận vị trí xây dựng đến cơ quan chức năng có thẩm quyền
– Sau khi đã thiết kế dự án, chủ đầu tư tiếp tục nộp hồ sơ xin thẩm duyệt PCCC về thiết kế cho cơ quan chức năng. Ở bước này chủ đầu tư lưu ý phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ như đã chia sẻ ở phần trên
- Nếu là phương tiện cơ giới tham gia giao thông
Chủ xe sẽ nộp 2 bộ hồ sơ xin thẩm duyệt đến cơ quan chức năng. Thời gian xét duyệt sẽ có trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhập hồ sơ hợp lệ.
Chú ý: Trước khi đưa công trình hay phương tiện được đưa vào sử dụng. Chủ cơ sở, chủ phương tiện cần thông báo đến cơ quan có thẩm quyền kèm theo hồ sơ để nghiệm thu PCCC
Giấy chứng nhận PCCC sẽ nằm trong hồ sơ PCCC. Và là loại giấy tờ có thời hạn khi công trình có sửa chữa, thay đổi kế cấu. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý điều này để kịp thời bổ sung.
Chứng chỉ pccc có thời hạn bao lâu
Ngoài câu hỏi hồ sơ pccc gồm những gì, rất nhiều doanh nghiệp cũng loay hoay không biết chứng chỉ PCCC có thời hạn bao lâu. Loại giấy tờ này có chức năng gì, xin chứng chỉ pccc ở đâu.
Chứng chỉ PCCC sẽ chia ra làm 6 loại:
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC
- Chứng chỉ tư vấn PCCC – về thẩm định
- Chứng chỉ tư vấn PCCC – về thiết kế
- Chứng chỉ tư vấn PCCC – về giám sát
- Chứng chỉ tư vấn PCCC – về kiểm tra, kiểm định kỹ thuật
- Chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công PCCC
Tìm hiểu hướng dẫn thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn PCCC tại đây
Đây là những loại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC chỉ được cấp có điều kiện. Nghĩa là doanh nghiệp, cá nhân phải qua một lớp đào tạo huấn luyện cơ bản trước khi nhận chứng chỉ.
Điều kiện cấp chứng chỉ
– Đối với chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC, cần có ít nhất 6 tháng theo học lớp đào tạo kiến thức về PCCC.
– Đối với chứng chỉ tư vấn PCCC, phải có trình độ đại học liên quan đến PCCC và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC. Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế công trình, tư vấn thẩm định PCCC (tối thiểu 5 công trình)
– Đối với chứng chỉ tư vấn PCCC về giám sát. Cá nhân cần có trình độ từ trung cấp liên quan đến lĩnh vực PCCC. Có tối thiểu 3 năm kinh nghinh nghiệm tham gia giám sát, thiết kế phòng cháy chữa cháy
– Đối với chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công. Cần có trình độ từ trung cấp liên quan đến PCCC, có chứng chỉ bồi dưỡng PCCC. Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệp về thi công lắp đặt thiết kế Hệ thống PCCC
Theo nghị định số 79/2014/NĐ-CP được ban hành bởi chính phủ. Thì tại khoản 6, Điều 16, Thông tư số 66/2014/TT-BCA (văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP). Quy định đối với một số loại chứng chỉ PCCC có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp.
Vì vậy, khi hết hạn, chứng chỉ sẽ không còn hiệu lực. Và người nhận chứng chỉ phải tham gia lớp huấn luyện mới để cấp mối chứng chỉ. Cơ quan, doanh nghiệp phải nắm rõ thời hạn của chứng chỉ. Để ủy quyền cho người đại diện theo học lớp tập huấn theo đúng yêu cầu, quy định của pháp luật. Chứng chỉ PCCC sẽ được cấp bởi Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.