Hộp chữa cháy thường là thiết bị dùng để đựng công cụ chữa cháy, còn được gọi với tên khác tủ chữa cháy âm tường. Thiết bị này thường được lắp âm trong tường tại những vị trí dễ nhìn cũng với chuông báo cháy, nút nhấn khẩn cấp.
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy
Những điều cần biết về hộp chữa cháy
Hộp chữa cháy là nơi đựng để các thiết bị chữa cháy như cuộn vòi chữa cháy, van góc, lăng phun chữa cháy, bình chữa cháy. Toàn bộ thân hộp được gắn cố định trên tường hoặc được lắp chìm vào trong vách tường, nên được gọi là tủ chữa cháy âm tường
Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống chữa cháy thường được đặt ở các vách tường, cầu thang thoát hiểm hay hành lang thang máy, để luôn sẵn sàng khi có cháy xảy ra.
Hệ thống chữa cháy vách tường sử dụng khi có cháy xảy ra, người chữa cháy chạy tới gắn cuộn vòi vào van nước, gắn lăng phun vào cuộn vòi và mở van và xịt trực tiếp vào đám cháy.
Tủ chữa cháy hiện nay được sản xuất với nhiều mẫu mã đa dạng với kích thước, độ dày và vật liệu phụ thuộc vào nhu cầu cũng như từng địa hình lắp đặt. Kích thước phổ biết của tủ thường là tủ chữa cháy 400x600x220, tủ chữa cháy 700x500x220.
Đây là những loại hộp chữa cháy được sản xuất với số lượng lớn và cũng rất phù hợp với nhiều công trình có tính đặc thù riêng.
Khi có sự cố cháy xảy ra, tủ chữa cháy âm tường hoặc được treo trên tường sẽ phát huy tác dụng. Bên trong tủ có chứa đường dẫn nước được làm từ những dạng sợi nilon tổng hợp mềm, đã cuộn tròn xếp ngay ngắn. Đường ống này sẽ được kéo đến vị trí cháy, lắp thêm lăng phu vào đầu vòi.
Đầu kia của đường ống sẽ được lắp vào đường trục nằm trong tủ chữa cháy âm tường. Sau đó mở van cấp nước tại tủ để phun nước vào vị trí cháy.
Các loại tủ chữa cháy
Hộp chữa cháy sẽ được chia làm hai loại thông dụng là tủ chữa cháy trong nhà và tủ chữa cháy ngoài trời (hay còn gọi là hộp đựng phương tiện chữa cháy ngoài nhà)
Tủ chữa cháy trong nhà hay được lắp đặt ở những vị trí dễ nhìn, như gẦN chân cầu thang, ngay cửa thang máy, cửa ra vào.
Khác với tủ chữa cháy trong nhà, tủ chữa cháy ngoài trời thường được lắp đặt thêm chân đế và để dưới mặt đất.
Cả hai loại tủ này đều được sơn màu đỏ, nhằm mục đích thu hút sự chú ý của mọi người. Bề mặt của tủ sẽ được dán 1 lớp kính có chữ PCCC. Mặt kính này có tác dụng giúp nhìn rõ các thiết bị trong tủ.
Khi có xảy ra sự cố, để nhanh chóng lấy các thiết bị chữa cháy, ta có thể đập vỡ mặt kính này mà không lo thiếu an toàn.
Khóa cửa tủ chữa cháy là một dạng khóa đặc biệt, khóa nhanh để tiện lợi trong thao tác khi tham gia cứu hỏa.
Một số loại tủ PCCC, đặc biệt còn được dùng để đựng bình chữa cháy và tủ đựng thiết bị hệ thống báo cháy. Tủ thường được sơn tĩnh điện và làm bằng sắt tráng kẽm có độ bền cao, chống ô xi hóa.
Tùy vào kích thước tủ, để sử dụng độ dày thép sao cho kết cấu tủ được vững chắc, tủ càng to thì thép phải càng dày. Ngoài ra, còn có tủ bằng inox không gỉ, nhưng loại này ít khi được dùng đến vì giá thành khá cao.
Cách lắp đặt hộp chữa cháy
Trước khi lắp đặt hệ thống PCCC trong đó có hộp báo cháy, tủ báo cháy âm tường, cần có công tác chuẩn bị kỹ lưỡng. Bao gồm bản vẽ thi công đã được phê duyệt, vật tư, phụ kiện, kiểm tra mặt bằng thi công trước khi thi công, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, trang thiết bị bảo hộ, an toàn
Sau khi đã khảo sát kỹ lưỡng hiện trường, tiến hành di chuyển tủ đến từ vị trí tập kết đến vị trí lắp đặt. Khi vận chuyển cần tránh va đập vì tủ có mặt kính rất dễ vỡ.
Đối với những tủ kích thước và khối lượng lớn khi vận chuyển cần lưu ý vị trí chằng buộc sao cho không tủ không bị trầy, xước. Lắp đặt, cố định tủ và rack đỡ tủ;
Kiểm tra cao độ, độ nghiêng của tủ.
Lưu ý phải vệ sinh tủ sạch sẽ trước khi tiến hành lắp đặt và cố định tủ.