Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy CO2 Từ Chuyên Gia Phòng Cháy Chữa Cháy

Tác hại khôn lường từ đám cháy gây ra có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Việc nắm rõ được các kiến thức, kỹ năng cơ bản và cách sử dụng bình chữa cháy CO2 là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ chính bản thân và gia đình.

Bình chữa cháy CO2 là gì?

Bình chữa cháy CO2 là bình chữa cháy trong đó có chứa khí CO2 bị nén. Nó được sử dụng cho công tác chữa cháy ban đầu. Tùy vào từng loại đám cháy khác nhau mà có thể quyết định xem có nên dung bình chữa cháy CO2 hay không.

Thông thường bình cứu hỏa CO2 được dùng để chữa các đám cháy loại A, B, C, D. Tuy nhiên đối với những đám cháy chất lỏng dễ cháy thì không nên sử dụng. Bởi việc xịt khí CO2 vào sẽ vô tình làm bắn chất lỏng ra, thậm chí khiến cho tình trạng đám cháy trở nên tệ hơn.  Khuyến khích dùng bình bọt cho những đám cháy bằng chất lỏng:

Cấu tạo của bình chữa cháy CO2

Bình chữa cháy CO2 được thiết kế làm bằng thép đúc, thân hình trụ, thường được sơn màu đỏ, trên thân bình thường gắn mác nhà sản xuất, thông số kỹ thuật và cách sử dụng.

Cau Tao Cua Binh Chua Chay CO2
Bản vẽ cấu tạo của bình chữa cháy CO2
binh chua chay co2
Hình ảnh thực tế của bình chữa cháy CO2

Bình chữa cháy CO2 gồm 4 bộ phận chính:

  1. Cò Bóp: Để khi bóp  khí CO2 sẽ thoát ra nhờ đó đồng thời vừa làm tay xách.
  2. Chốt kẽm: Đảm bảo chất lượng bình.
  3. Vòi phun: Thường được làm bằng kim loại hay cao su, đầu loe to, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hay ống xifong mềm.
  4. Vỏ Bình: Thường được sơn màu đỏ, giúp chứa và bảo vệ khí CO2 ở mọi lúc mọi nơi.

Nguyên lý hoạt đông của bình chữa cháy CO2

Bình chữa cháy CO2 có tác dụng làm  lạnh do khí CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt xung quanh. Khí CO2 sẽ làm loãng nồng độ hơi chất cháy ( lạnh tầm – 78,9 độ C) trong đám cháy đồng thời làm lạnh do CO2 dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt, làm lạnh đám cháy và tiêu đám cháy.

Hoạt động của bình chủ yếu dựa trên áp suất của khí nén cực lớn của khí Nito trơ được nạp vào trong bình (250 Bar ≈ 25.000.000 N/m2). Vì vậy, ki sử dụng chỉ cần vặn van hay rút chốt bóp cò thì khí sẽ tự phun ra ngoài.

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2

Việc sử dụng bình chữa cháy khá đơn giản, bạn làm theo các bước hướng dẫn sau đây:

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2

  • Bước 1: Khi phát hiện có đám cháy, nhanh chóng bĩnh tĩnh xách bình chữa cháy CO2 đến địa điểm có đám cháy.
  • Bước 2: Chuẩn bị tư thế sẵn sàng, 1 tay để loa phun cách đám cháy  tầm 0,5m và 1 tay giật chốt hãm.
  • Bước 3: Bóp hoặc vặn van để khí tự phun ra dập tắt đám cháy
Huong Dan Su Dung Binh Chua Chay Co2
Hướng sử dụng bình chữa cháy co2 qua ảnh


Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2 qua video

Xem toàn bộ sản phẩm bình chữa cháy CO2 tại đây: Danh mục sản phẩm bình chữa cháy CO2

Các lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2

Tùy từng loại đám cháy mà sử dụng các loại bình chữa cháy khác nhau. Vì vậy để công tác cứu hỏa diễn ra thuận lợi và hiêu quả nhất thì cần đọc kĩ hướng dẫn và nắm rõ tính năng, công dụng của từng loại bình.

Cong Dung Cua Binh Chua Chay
Phân biệt tác dụng của bình chữa cháy
  • Đối với đám cháy ngoài thì người phun phải đứng ở đầu hướng gió. Còn đối với đám cháy trong thì người phun phải đứng gần cửa ra vào.
  • Khi muốn ngừng phun thì phải tắt hẳn mới được ngừng phun
  • Đối với các đám cháy chất lỏng thì cần phun bao phủ lên bề mặt đám cháy. Bởi nếu phun trực tiếp vào chất lỏng sẽ làm chúng bắn ra ngoài và có thể cháy to hơn.
  • Vị trí phun và khoảng cách đứng phun thì tùy thuộc vào từng loại đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình.
  • Những bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng để dễ phân biệt. Bởi khi có đám cháy xảy ra chúng ta sẽ không đủ thời gian hay bình tĩnh để phân biệt được đâu là bình đã qua sử dụng, đâu là bình mới.
  • Đề phòng bị bỏng lạnh. Vì khí CO2 có tính làm lạnh, loãng không khí cực nhanh và mạnh. Sẽ rất nguy hiểm khi không may phun trực tiếp vào cơ thể. Khi sử dụng chỉ được cẩm vào đầu nhựa, cao su trên vòi phun và loa phun. Đối với trường hợp phun trong phòng kín cần dự trù cho mình một lối thoát và nhớ là phải đảm bảo những người trong phòng đã ra ngoài hết trước khi phun.
  • Khi tháo lắp các bộ phận như vòi phun, xifong thì cần vặn thật chắc tránh trường hợp dò khí vào tay phun, khi cầm sẽ rất lạnh cho tay.
  • Khi tiến hành chữa cháy, cần phải đảm bảo các công cụ bảo hộ lào động cần thiết. Đối với việc chữa đám cháy các thiết bị điện cao thế cần phải đi ủng và đeo găng tay cách điện. Chữa cháy trong phòng kín phải đảm bảo an toàn cho người bằng các thiết bị bảo hộ như quần áo, ủng và găng tay dung để mặc khi chữa cháy.

Phạm vi sử dụng

Bình chữa cháy CO2 đươc sử dụng cho rất nhiều đám cháy khác nhau như:

  • Chất cháy rắn: Đối với đám cháy này thì có 2 dạng.  Một là quá trình cháy âm ỉ, bao gồm các chất liệu: gỗ, giấy, cỏ khô, rơm, rạ. Một dạng của chất cháy rắn nữa nhưng với quá trình cháy không âm ỉ là chất dẻo.
  • Chất cháy lỏng: Đó là những chất lỏng tan được trong nước (rượu, metanol, glyxerin…) và chất lỏng  không tin được trong nước (xăng, dầu mỏ, ete,…)
  • Chất cháy khí: với các khí như: metan, hydro,..
  • Chất cháy điện: Đối với các đám cháy thiết bị điện, khí CO2 không làm ảnh hưởng đến các thiết bị đó vì khí CO2 sẽ tan trong không khí.

Khí CO2 có phản ứng hóa học với các kim loại như: Kim loại kiểm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm và từ phản ứng đó tạo ra khí CO – là loại khí vừa độc hại vừa dễ gây cháy nổ. Vì vậy không được sử dụng bình chữa cháy CO2 với các đám cháy có chứa các kim loại nói trên  bởi nó sẽ khiến tình trạng đám cháy càng trở nên tệ hơn.

Để sử dụng bình chữa cháy một cách hiệu quả thì phải căn cứ vào từng tính chất của từng vụ cháy khác nhau. Từ đó chúng ta sẽ có những loại hình cứu hỏa hay sử dụng các bình chữa cháy khác nhau. Vì vậy nếu bạn không nắm rõ được cách thức sử dụng của mỗi loai bình thì có thể không những dập tắt được đám cháy.  Hơn nữa còn làm đám cháy càng trở nên lan rộng và nguy hiểm hơn. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chính bản thân mình.

Những điều cần biết khi bảo quản bình chữa cháy CO2

  • Cách kiểm tra bình chữa cháy CO2: Cần thường xuyên kiểm tra,bảo dưỡng các bộ phận của bình như: loa phun, vòi phun, van khóa. Tiến hành thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình. Đồng thời tiến hành sửa chữa, thay thế các bình bị rò khí. Kiểm tra phải bảo đảm bình chữa cháy phải đặt đúng vị trí quy định, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định.
  • Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Để kiểm tra được lượng CO2 trong bình thì cách phổ biến nhất hiện nay là phương pháp cân: Chúng ta sẽ tiến hành cân lên bình chữa cháy khi mới nhập về. Đối với bình nào mà bị giảm lượng CO2 thì có nghĩa là bình đó bị rò khí và cần sạc thêm khí, sửa chữa hoặc thay thế ngay.
  • Định kì tối đa 30 ngày một lần ta phải tiến hành cân trọng lượng và xác định thể tích
  • Không nên để bình ở nơi có nhiệt độ cao trên 55 độ C. Vì khi để bình chữa cháy CO2 ở nhiệt độ cao dễ gây ra tình trạng tăng áp suất và có thể gay nổ. Chính vì vậy cách bảo quản tốt nhất là nên để ở môi trường râm mát, dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện khi sử dụng.
  • Đối với các đám cháy ở nơi trống trải và có gió mạnh thì không nên sử dụng bình chữa cháy CO2 vì hiệu quả rất thấp.

Hiện tượng cháy nổ là một trong những sự cố ngoài ý muốn, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Ngay khi đi trên đường, khi đang ở nhà hay ở chính cơ quan làm việc. Chính vì vậy để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho chính bản thân, gia đình và đồng nghiệp thì việc nắm rõ những quy trình để sử dụng bình chữa cháy CO2 là điều vô cùng quan trong và cấp thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn bán hàng: 0968 046 114