Bình chữa cháy xe đẩy được ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao như nhà xưởng, kho bãi, tầng hầm. Vậy bình xe đẩy có mấy loại? Cấu tạo và phương thức hoạt động của bình ra sao? Làm thế nào sử dụng và bảo quản bình theo đúng cách? Tất tần tật những thông tin này sẽ được chúng tôi cập nhật ngay trong bài viết sau.
Nội dung chính
Bình chữa cháy xe đẩy là gì?
Bình chữa cháy xe đẩy là một dạng của bình chữa cháy. Tuy nhiên do tổng trọng lượng của bình thường rất lớn (khoảng 90kg) nên chúng được kết hợp với bánh xe đẩy ở bên dưới để dễ dàng di chuyển bình tới đám cháy.
Bình thường trang bị ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ và có mật độ cháy cao. Dễ gây ra các thiệt hại và nguy hiểm cho con người và tài sản.
Cấu tạo bình chữa cháy xe đẩy
Bình cứu hỏa xe đẩy gồm có 5 bộ phận chính. Dù có khác biệt một chút so với cac loại bình chữa cháy thông dụng. Tuy nhiên bình xe đẩy cũng có cấu tạo gồm cá bộ phận cơ bản như sau:
- Giá đỡ: Bộ phận này chỉ có ở bình xe đẩy. Giá đỡ xe đẩy này thường được chế tạo từ sắt. Chúng có khả năng chịu lực tốt và có tác dụng di chuyển bình cứu hỏa đến vị trí xảy ra đám cháy thông qua tác động của con người.
- Thân bình: bộ phận này đươc thiết kế dạng hình trụ, thường được sơn màu đỏ và có dán các thông tin cần thiết lên bình. Bên trong thân bình chứa chất bột chữa cháy, tùy vào từng loại bình khác nhau mà chất bột bên trong cũng sẽ khác nhau. Nhưng chúng đều có tác dụng chữa cháy rất hiệu quả.
- Vòi phun của bình: Vòi của bình xe đẩy cũng giống như những loại bình khác, chúng thường được làm từ cao su hoặc nhựa. Tuy nhiên, kích thước của vòi xe đẩy lớn hơn so với các bình thông dụng.
- Chốt an toàn: Bộ phận này được chế tạo để đảm bảo bảo quản tốt chất chữa cháy bên trong và lượng khí đẩy của bình.
- Bánh xe đẩy: Được sử dụng để giúp cho việc di chuyển bình trở nên dễ dàng hơn
Bình chữa cháy xe đẩy gồm những loại nào?
Bình cứu hỏa xe đẩy được phân thành nhiều loại khác nhau dựa theo chất chữa cháy và thương hiệu của nhà sản xuất.
Phân loại bình theo chất chữa cháy bao gồm 3 loại sau:
- Bình cứu hỏa xe đẩy CO2
- Bình cứu hỏa xe đẩy bột gồm: Bình xe đẩy bột ABC (Có thể chữa các đám cháy loại A,B,C); Bình xe đẩy bột BC (Có thể chữa đám cháy loại B và C)
- Bình cứu hỏa xe đẩy bọt Foam
Phân loại theo thương hiệu sản xuất gồm có 2 loại thông dụng như sau:
Bình Chữa Cháy Xe Đẩy Dragon Việt Nam
Bình xe đẩy Dragon là bình cứu hỏa được sản xuất tại Việt Nam bởi công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Vietlink. Bình được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu. Do vậy sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định về chất lượng PCCC toàn cầu.
Xem ngay: Báo giá các loại bình chữa cháy Dragon Powder Việt Nam
Với những thành tựu này, bình cứu hỏa xe đẩy Dragon đã được ứng dụng rộng rãi không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế.
Bình Chữa Cháy Xe Đẩy GSI
Bình cứu hỏa xe đẩy GSI có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một trong những thương hiệu bình cứu hỏa uy tín và chất lượng.
Loại bình này thích hợp để chữa những đám cháy mới xảy ra. Chúng cực kì an toàn cho cả người và các trang thiết bị. Hơn nữa rất dễ dàng để sử dụng bình và khả năng chữa cháy rất hiệu quả.
Một số lưu ý khi sử dụng bình cứu hỏa xe đẩy:
- Đối với bình cứu hỏa xe đẩy CO2 cần hết sức cẩn thận khi sử dụng. Bởi lượng khí CO2 được làm lạnh đến 79 độ C nên có thể gây ra bỏng lạnh nếu tiếp xúc trực tiếp.
- Đối với bình bột xe đẩy không được sử dụng với những đám cháy điện bởi chúng có muối. Nếu sử dụng sẽ gây hư hại cho các thiết bị điện.
- Không sử dụng bình bọt Foam xe đẩy cho các đám cháy với dầu mỡ và các đám cháy khí như metan, butan
Không phải đám cháy nào cũng có thể tùy tiện sử dụng bình chữa cháy bất kì. Do vậy cần tìm hiểu thật kỹ tính năng, ứng dụng và cách sử dụng của từng loại bình để đảm bảo an toàn.
Hướng dẫn sử dụng bình xe đẩy đúng cách
Để sử dụng bình cứu hỏa xe đẩy đúng cách cần tuân thủ theo 3 bước và các thao tác cụ thể như sau:
- Nhanh chóng đẩy bình đến gần với đám cháy khi phát hiện có cháy xảy ra. Chọn một vị trí đứng phun thuận theo chiều gió an toàn và kéo dây rulo dẫn chất chữa cháy ra, đồng thời hướng vòi phun vào phía gốc lửa.
- Giật chốt an toàn của bình ra (hay còn gọi là kẹp chì) đồng thời kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
- Đứng vững và cầm chặt vòi phun và bóp cò. Lúc này chất chữa cháy trong bình sẽ thoát ra ngoài và dập tắt đám cháy.
Các lưu ý quan trọng khi sử dụng bình:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, các thông tin về tính năng, công dụng và cách sử dụng của từng loại bình để có cách bố trí phù hợp.
- Luôn giữ ở tư thế thẳng đứng khi phun
- Chọn vị trí thuận theo chiều gió đối với đám cháy bên ngoài, còn trong phòng kín chọn đứng ở vị trí cửa ra vào
- Chỉ được phép ngừng phụn khi bình đã tắt hẳn
- Vị trí, khoảng cách đứng phun tùy thuộc vào từng loại bình và từng loại đám cháy khác nhau
- Với các đám cháy chất lỏng nghiêm cấm phun xục trực tiếp xuống. Thay vào đó cần phun bao phủ xung quanh và đầu ngọn lửa
- Để tránh nhầm lẫn không đáng có, hãy để riêng bình đã qua sử dụng.
Bình chữa cháy xe đẩy có ưu điểm gì?
Bình xe đẩy thường có dung tích lớn hơn các loại bình thông thường. Do vậy chúng được sử dụng để chữa các đám cháy có quy mô lớn hơn.
Dù dung tích lớn nhưng nhờ được thiết kế bánh xe đẩy nên rất tiện lợi trong việc di chuyển bình. Do vậy, bình vừa có khả năng chữa các đám cháy lớn lại dễ dàng sử dụng.
Cách bảo quản và bảo dưỡng bình chữa cháy xe đẩy
Theo tiêu chuẩn TCVN 7435- 2: 2004 quy định về bão dưỡng và bảo quản bình cứu hỏa:
Phải tiến hành kiếm tra và bảo dưỡng tất cả các loại bình chữa cháy như sau:
- Ít nhất 6 tháng cần tiến hành kiểm tra bình 1 lần. Thời gian kiểm tra cũng có thể dài hơn nhưng không quá 1 năm
- Cần kiểm tra và thử thủy lực đúng kỳ
- Cần tiến hành kiểm tra và bão dưỡng khi có yêu cầu đặc biệt
Các chuyên gia đầu ngành cũng khuyên rằng nên bảo quản bình cứu hỏa như sau:
- Luôn để bình cứu hỏa ở những nơi thuận tiện nhất, dễ lấy, dễ thấy. Nhằm mục đích chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi nhất khi không may xảy ra hỏa hoạn.
- Luôn bảo quản bình khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc nhiệt quá 55 độ và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Tiến hành kiểm tra bình thường xuyên. Ít nhất 1 tháng 3 lần. Quan sát đồng hồ đo áp nếu dưới vạch xanh cần tiến hành nạp lại ngay.
- Khi di chuyển bình phải hết sức nhẹ nhàng, tránh gây rung động và các tác động lực mạnh lên bình.
- Tránh để bình tiếp xúc với các thiết bị sinh nhiệt
- Bắt buộc phải nạp lại bình sau khi đã mở van. Lưu ý trước khi nạp cần tháo các linh kiện bịt kín và vệ sinh sạch sẽ. Nếu trong bình còn áp suất cần bóp van để xả hết khí. Khi nào không còn nghe thấy tiếng “xì xì” thì mới được phép tháo.
- Phải kiểm tra thủy lực trước mỗi lần nạp khí và sau mỗi 5 năm sử dụng
- Dùng phương pháp cân và so sánh kết quả cân với khối lượng ban đầu để kiểm tra khối lượng chất chữa cháy. Đối với khí đẩy, có thể kiểm tra bằng cách sử dụng áp kế