Nghị định 79 phòng cháy chữa cháy là văn bản pháp luật quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy tại cơ sở. Giúp quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm và ý thức phòng cháy chữa cháy ở mỗi công dân. Giảm nguy cơ xảy ra hỏa hoạn, cũng như giảm thiết hại về người và của do hỏa hoạn gây ra.
Nội dung chính
Đối tượng áp dụng của nghị định 79 phòng cháy chữa cháy
Nghị định 79 trong phòng cháy chữa cháy được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Và cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động PCCC tại Việt Nam.
Đặc biệt nghị định 79/2014/NĐ-CP chú trọng vào các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC như nơi sản xuất, kinh doanh. Công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ
Đối với khu dân cư:
– Để đảm bảo an toàn cháy nổ, tại khu dân cư phải có quy định nghiêm ngặt về sử dụng điện, lửa, các chất dễ bén lửa. Phải có biển báo, biển cấm chỉ dẫn thoát nạn phù hợp, đúng quy chuẩn.
– Phải có thiết kế đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt về PCCC
– Đường dây lưới điện phục vụ khu dân cứ phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam
– Phải có phương án chữa cháy, ngăn ngừa cháy lan sang khu vực khác nếu có cháy xảy ra. Hệ thống giao thông, nguồn nước phải đúng quy chuẩn để đáp ứng công tác chữa cháy
– Phải có đội dân phòng có kỹ năng, nghiệp vụ PCCC. Thường xuyên tổ chức huấn luyện sẵn sàng đáp ứng công tác chữa cháy tại chỗ.
Đối với hộ gia đình:
– Chỗ đun nấu, bàn thờ, nơi có nguồn lửa, có sinh nhiệt, các thiết bị có nguồn điện chạy qua phải đảm bảo an toàn PCCC
– Mọi vật dụng, chất cháy phải được sắp đặt, bảo quản, sử dụng đúng quy định. Luôn đề cao tinh thần phòng cháy khi sử dụng những vật liệu dễ cháy.
– Có phương tiện cứu hỏa phù hợp với điều kiện, địa hình của gia chủ
Nghị định 79 phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp
Các cơ cở, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải đảm bảo mọi điều kiện về an toàn PCCC. Được quy định rất rõ trong Nghị định với một số lưu ý quan trọng dưới đây:
– Cơ sở phải có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC. Phải có thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
– Phải quy định, phân công chức trách, nhiệm vụ rõ ràng trong công tác PCCC cơ sở.
– Lắp đặt hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện. Thiết bị có điện, phát sinh lửa, phát sinh nhiệt phải đảm bảo an toàn. Không dùng nguồn lửa nguồn nhiệt một cách tùy tiện và thiếu an toàn.
– Lập quy trình kỹ thuật an toàn PCCC phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Phải thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy chữa cháy phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC thường xuyên. Luôn có lực lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy tại chỗ.
– Lên sẵn phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
– Phải lắp đặt hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy. Hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện pccc khác. Phương tiện cứu người phải bảo đảm về số lượng, chất lượng. Và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật pccc
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về pccc của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động pccc theo quy định của Bộ Công an.
Quy định xử phạt tại nghị định 79 phòng cháy chữa cháy
Đối với các cơ sở, doanh nghiệp phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân không đảm bảo được an toàn về PCCC. Sẽ bị tạm đình chỉ, hoặc đình chỉ hoạt động tùy vào mức độ theo Điều 19 nghị định 79 về phòng cháy chữa cháy
1. Các doanh nghiệp sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động khi:
– Xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ tại cơ sơ mà doanh nghiệp đang hoạt động
– Vi phạm quy định về pccc dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
– Vi phạm quy định về pccc đã được cơ quan chức năng yêu cầu khắc phục. Nhưng không khắc phục hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về pccc mà tiếp tục vi phạm.
Cá nhân, tổ chức khi nhận được quyết định tạm đình chỉ. Phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. Hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.
Trong thời hạn quy định mà không khắc phục được việc loại bỏ nguy cơ về cháy nổ. Doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị có thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:
– Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp vi phạm trên phạm vi cả nước.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát PCCC ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình. Được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân.
– Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này. Và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ.
Các doanh nghiệp, công ty cần phải lưu ý thực hiện nghiêm túc theo các điều khoản đã quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Cần cố đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống PCCC chuyên nghiệp, kinh nghiệm. Để đảm bảo thực hiện được đúng theo quy định đã ban hành.
Kết luận
Nghị định 79 về PCCC được ban hành đã trở thành một văn bản mang tính pháp lý cao nhất. Để quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng đối tượng cụ thể, nâng cao ý thức về công tác phòng cháy. Ý thức được tính nghiệm trọng khi để xảy ra hỏa hoạn.
Vai trò của việc trang bị sẵn các thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy, phương tiện chữa cháy vô cùng quan trọng.Đó chính là giải pháp tối ưu để kịp thời ngăn chặn đám cháy khi mới bùng phát. Thực hiện chủ trương chữa cháy tại chỗ của chính phủ. Giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.
Doanh nghiệp trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy cho cơ sở mình. Không phải là hình thức để thông qua xét duyệt của các cơ quan chức năng. Mà đó còn là biện pháp tối ưu để tự bảo vệ lấy tài sản của doanh nghiệp. Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động.
Doanh nghiệp có thể tìm một đơn vị thi công trong lĩnh vực kinh doanh DV PCCC uy tín để tham khảo về thiết kế, sản phẩm PCCC cần trang bị. Như công ty cổ phần ACG Việt Nam là một trong những đơn vị cung ứng thiết bị PCCC, thi công lắp đặt uy tín, kinh nghiệp. Công ty đã thực hiện hàng nghìn dự án PCCC lớn nhỏ trên cả nước. Và được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng.
ACG Việt Nam luôn cung cấp những sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh. Thi công thiết kế tư vấn chuyên nghiệp, phù hợp với quy mô của từng doanh nghiệp. Mà vẫn đảm bảo được các quy định quy chuẩn của nhà nước. Với 20 năm kinh nghiệp trong nghề, ACG Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới cung ứng toàn quốc. Chế độ bán hàng, bảo hành hậu mãi rất hấp dẫn.
Đó là lý do tại sao, bất kỳ khách hàng nào, doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều cảm thấy hài lòng