Bình chữa cháy là một trong những thiết bị chữa cháy vô cùng quan trọng. Bình được trang bị trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy nhằm mục đích dập tắt lửa khi đám cháy mới phát sinh.
Nội dung chính
Bình chữa cháy là gì?
Bình cứu hỏa là một thiết bị chữa cháy. Chúng được sử dụng để dập tắt các đám cháy nhỏ trong các tình huống khẩn cấp. Nếu bình được sử dụng đúng cách thì khả năng chữa cháy sẽ rất hiệu quả nhờ vậy mà bạn sẽ ngăn được sự bùng phát thành đám cháy lớn.
Theo nghiên cứu cho thấy, hơn 90% các đám cháy sẽ được kiểm soát tránh bùng phát thành đám cháy lớn nếu như bạn biết cách trang bị và sử dụng loại bình phòng cháy chữa cháy phù hợp. Vậy làm thế nào để đảm bảo bình vẫn hoạt động sau một thời gian dài trang bị vào bảo quản.
Tại sao phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy
Trong quá trình xây dựng một công trình chúng ta phải bắt buộc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy và các trang thiết bị chữa cháy cần thiết.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần sử dụng đến bình. Việc bảo quản bình lâu không sử dụng đến mà không tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng sẽ khiến bình hoạt động không bình thường. Thậm chí, khi cần sử dụng bình lại không sử dụng được. Điều này sẽ khiến cho đám cháy không được dập tắt ngay khi mới khởi cháy. Hơn nữa chúng còn có thể là nguyên nhân khiến đám cháy bùng phát mạnh hơn
Quy định kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy như thế nào?
Bình phòng cháy chữa cháy cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo bình vẫn hoạt động tốt khi sử dụng đến.
Thời gian kiểm tra bình chữa cháy
Cục Phòng cháy chữa cháy quy định về định kỳ kiểm tra bình cứu hỏa sẽ gồm có 3 mức đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao.
- Đối với cơ sở loại A: cần ít nhất 3 tháng phải tiến hành kiểm tra 1 lần
- Đối với có sở loại B: cần ít nhất 6 tháng phải tiến hành kiểm tra 1 lần
- Đối với cơ sở loại C: Cần ít nhất tiến hành kiểm tra 1 năm 1 lần
Các bước tiến hành kiểm tra bình chữa cháy
Bước 1: Kiểm tra tổng thể bình cứu hỏa, bao gồm: Kiểm tra đồng hồ áp, loa, vòi phun, kiểm tra niêm phong chì của bình xem còn hay không. Bạn có thể tiến hành đo áp suất bình hoặc cân bình lên để kiểm tra bình cứu hỏa.
Bước 2: Các bình cứu hỏa cần được phân loại ra xem loại nào còn sử dụng được, loại nào cần súc nạp và loại nào cần thay thế mới
- Cần tiến hành tiêu hủy hoặc thay thế mới với các bình có vỏ bị méo, rỉ sét, thủng, hết hạn sử dụng
- Cần tiến hành mua, thay thế các phụ kiện như loa, vòi bị rạn nứt, cong méo hoặc rách
- Cần tiến hành xúc nạp lại đối với những bình cứu hỏa có các biểu hiện: hỏng đồng hồ áp, áp tăng hoặc giảm ngoài mức cho phép. Hoặc khi khối lượng bình giảm, chất chữa cháy bị vón cục, tiêu hao quá trình sử dụng. Nếu bình của bạn bị hỏng đồng hồ đo áp cần tiến hành thay luôn đồng hồ đo áp.
Bước 3: Liên hệ với một đơn vị nạp bình cứu hỏa uy uy tín để tiến hành nạp lại các bình.
Nếu đơn vị của bạn ở Hà Nội thì liên hệ 096584855 để được hỗ trợ nạp lại bình cứu hỏa, đồng thời hỗ thay thế các phụ kiện của bình.
BAT Group sẽ tiến hành nạp lại bình cho quý khách theo quy trình như sau:
- Kiểm tra tình trạng bình và nhận bình từ khách hàng
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ toàn bộ các bình
- Chất chữa cháy cũ được xả và hủy toàn bộ
- Các phụ kiện bên trong được kiểm tra kĩ để xem có hỏng hóc gì hay không
- Tiến hành thay thế và nạp lại chất chữa cháy mới
- Nạp xong thì tiến hành kiểm tra lại áp suất và độ rò rỉ ở vị trí cổ bình
- Chất lượng bình phải được kiểm định
- Cuối cùng là tiến hành dán tem bảo hành và trả sản phẩm lại cho khách hàng
Trong quá trình sử dụng thì việc kiểm tra, bảo quản và bảo dưỡng bình là không thể tránh khỏi. dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của mà chúng tôi tổng hợp lại:
Bình chữa cháy CO2, bình chữa cháy bột thì kiểm tra mấy tháng 1 lần
Đối với những nơi có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn cao thì nên tiến hành kiểm tra bình cứu hỏa CO2 ít nhất mỗi tháng 1 lần. Còn đối với những khu vực khác có thể tiến hành kiểm tra, nạp sạc mỗi 6 tháng 1 lần hoặc sau mỗi lần sử dụng bình. Ngoài ra, nếu là bình cứu hỏa mới thì bạn có thể tiến hành kiểm tra 1 năm 1 lần để đảm bảo bình hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Bình chữa cháy được bảo quản như thế nào?
Ngoài việc kiểm tra bình thì bảo quản được bình cũng là một việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên mỗi loại bình sẽ được bảo quản theo một cách khác nhau.
Có những loại bình chữa cháy nào?
- Bình có chất chữa cháy được nén trực tiếp với áp suất là nước và nước có phụ gia hoặc bọt (Loại 1)
- Bình có chất chữa cháy được nén trực tiếp với áp suất là bột
- Bình có chất chữa cháy là nước hoặc nước có phụ gia và dùng chai khí đẩy
- Bình có chất chữa cháy là bột và dùng chai khí đẩy
- Bình sử dụng chất chữa cháy là cacbon điôxit
Các yêu cầu đối với việc bảo quản và bảo dưỡng bình chữa cháy
- Đầu tiên cần xác định xem bình cứu hỏa đã sử dụng hay chưa sử dụng bằng cách kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn của bình.
- Sau khi đã tiến hành bảo quản, bảo dưỡng cần gắn biển hoặc ghi nhãn dãn vào bình
- Chốt an toàn cần được thay thế và gắn niêm phong mới.
Yêu cầu bảo quản các loại bình 1, 2, 3, 4 và 5
- Kiểm tra mức độ rỉ sét của bình, nếu bị hở hoặc rỉ cần tiến hành tiêu hủy hoặc thay thế
- Cân đối chiếu khối lượng bình chữa cháy để xem bình có bị hở hay rò khí hay không
- Kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ các bộ phận lăng phun, vòi phun
- Kiểm tra các thiết bị đo áp suất, nếu tình trạng thiết bị giảm hơn 10% cần tiến hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Đối với một số loại bình hoạt động theo cơ chế tháo ra thì cần tiến hành kiểm tra lại cơ cấu vận hành của bình để đảm bảo bình hoạt động hiệu quả.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với BAT Group để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!